Cơ hội và thách thức của dự án LNG tại Việt Nam

Dự án LNG tại Việt Nam

Việc đưa vào sử dụng và phát triển các dự án LNG tại Việt Nam đã và đang còn nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của LNG trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường.

Dự án LNG tại Việt Nam
Dự án LNG tại Việt Nam

Làn sóng các dự án LNG  tại Việt Nam hiện nay

Làn sóng đổ bộ vào làm nhà máy điện khí LNG cũng được cho là có liên quan đến Nghị quyết 55/NQ-BCT về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với yêu cầu phải chú trọng phát triển nhanh chóng nhiệt điện khí LNG, đồng thời phải ưu tiên phát triển hạ tầng nhập khẩu và phân phối LNG. Theo đó, mục tiêu cho tới năm 2030, Việt Nam phải nhập khẩu 8 tỷ m3 LNG/năm, từ con số 0 hiện nay.
LNG
Theo các chuyên gia, điện khí LNG có ưu điểm linh hoạt, có thể thay đổi khi cần. Ngoài ra, lượng phát thải các bon ít hơn một nửa so với điện than, phương pháp giúp giảm hoặc giảm triệt để lượng phát thải các bon nhờ dùng hydrogen và phương pháp thu giữ và cô lập các bon (CCS). Đồng thời điện khí LNG có khả năng đạt hơn 90% hệ số công suất khi cần thiết, không gặp phải tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời.

Cơ hội cho các dự án LNG  tại Việt Nam

Cơ hội đầu tiên cho nước ta đây là dạng năng lượng có phát thải thấp, đang có xu hướng sử dụng rộng rãi, đặc biệt khi ta đã tham gia vào Cam kết quốc tế giảm phát thải gây ô nhiễm sau COP21, sự kiện này được nhiều tổ chức quốc tế về môi trường và tài chính hoan nghênh, ủng hộ.

Cơ hội tiếp theo như đã nêu trên, nhu cầu và khả năng thương mại hóa mặt hàng LNG trên thế giới ngày một tăng và phổ biến hơn, tốc độ tăng bình quân năm khoảng 6%/năm; từ đó cho thấy nguồn cung sẽ dễ dàng tiếp cận và thực thi hơn so với giai đoạn trước.
Một cơ hội để ngành công nghiệp Việt Nam trong đó có ngành sản xuất điện được dễ dàng thuận tiện hơn. Nhu cầu sử dụng LNG là phương tiện vận chuyển và lưu trữ, tái hóa khí dạng nhiên liệu hóa lỏng này ngày càng được cải thiện và phát triển.
Chính phủ và các cơ quan nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của LNG trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường, cũng như dự báo trước được sự thiếu hụt nguồn khí tại Nam Bộ trong tương lai, nên đã đang gấp rút thực hiện hàng loạt chỉ đạo và các hoạt động cho các dự án khí-điện LNG lớn.

Thách thức của các dự án LNG  tại Việt Nam

Về tiến độ triển khai dự án LNG tại Việt Nam, các chuyên gia đến từ lĩnh vực năng lượng và một số nhà tư vấn môi giới dự án, thu xếp tài chính cũng cho rằng, thử thách lớn nhất là đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA).

Khí LNG là gì?
Khí LNG là gì?
Các nhà đầu tư khác cũng cho rằng, do Chính phủ khẳng định không cấp bảo lãnh nào, và việc phát điện sẽ là cạnh tranh trên thị trường nên quyết định đầu tư nhà máy điện độc lập đòi hỏi nhà đầu tư phải rất nỗ lực.
Theo nhiều chuyên gia, có khoảng 50% các dự án điện khí đang được đề xuất nghiên cứu, xây dựng là các Tổ hợp dự án tích hợp với đầy đủ các cấu phần từ cảng nhập khẩu LNG, bồn chứa, hệ thống tái hóa khí, đường ống dẫn khí và nhà máy phát điện. Các dự án còn lại đơn thuần là các nhà máy phát điện chạy khí LNG.
Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT GAS PHÚC SANG MINH (JPS)

  • Địa chỉ 1: A19 Villa Mỹ Mỹ, Nguyễn Hoàng, P.An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM
  • Địa chỉ 2: Lầu 1, Số 3, Đường 43, Khu nhà ở An Phú – Mỹ Mỹ, khu phố 5, P.An Phú, TP Thủ Đức,, TPHCM
  • Số bàn: 028 62778184
  • Telephone: 094 880 8839 – 094 1234 456
  • Fax: (84) 028 – 62778184
  • Website: lngvietnam.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *